Chuyển đến nội dung chính

AFF Cup: Giấc mơ với nhiều quốc gia tại Đông Nam Á

Thầy trò Park Hang Seo vô địch AFF Cup vào năm 2018

Tại khu vực được coi là vùng trũng của bóng đá như Đông Nam Á. AFF Cup chính là giải đấu lớn nhất mà các quốc gia tranh tài cao thấp. Có thể nó không có được sự hấp dẫn để so sánh với các giải đấu tại châu Âu nhưng nếu xét về màu cờ sắc áo thì không hề thua kém. Hãy cùng Xoi Lac TV tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển của AFF Cup.

Giải đấu AFF Cup là gì?

AFF Cup hay AFF Championship là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Các đội tuyển quốc gia bóng đá nam thuộc khu vực Đông Nam Á sẽ đại diện cho quốc gia của mình tham dự. Đây là giải đấu lớn nhất khu vực từng được tổ chức.

Khác với chu kỳ 4 năm của World Cup, Euro thì AFF Cup được tổ chức 2 năm một lần. Thường diễn ra vào các năm chẵn, ngoại trừ năm 2007 do trùng với đại hội thể thao châu Á năm 2006. Năm 2020 cũng là một trường hợp đặc biệt bởi ảnh hưởng của đại dịch covid-19 hoãn sang năm 2021.

AFF Cup có sức hút lớn với các fan hâm mộ tại Đông Nam Á. Chính sự cạnh tranh quyết liệt trong từng trận đấu giúp giải đấu dần hướng tới chuyên nghiệp cao hơn. Dù chưa thể so sánh với Euro, Copa America nhưng đang dần học hỏi, thoát ra khỏi cái mác “ao làng”.

Cúp AFF Mitsubishi Electric 2022 vừa qua

Cúp AFF Mitsubishi Electric 2022 vừa qua

Lịch sử thành lập giải đấu AFF Cup

Giải đấu AFF Cup lần đầu tiên được tổ chức tại đảo quốc sư tử Singapore với tên gọi Tiger Cup vào năm 1996, có tổng cộng 10 đội tuyển tham gia. Thái Lan là nhà vô địch sau khi vượt qua Malaysia 1-0 trong trận chung kết. Việt Nam về hạng 3 và Indonesia hạng 4. Bốn đội lọt vào bán kết năm 1996 được vào thẳng vòng chung kết ở giải đấu kế tiếp, 6 đội bóng còn lại phải thi đấu vòng loại để cạnh tranh 4 vị trí còn lại.

Đến mùa giải 2007, giải được đổi tên thành AFF Cup như hiện tại. Lần lượt được thêm các nhà tài trợ như năm 2008 là AFF Cup Suzuki Cup hay AFF Mitsubishi Electric Cup vào năm 2022. Đội tuyển quốc gia Việt Nam có vị thế mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á cũng như giải đấu AFF Cup.

Từ năm 2016, FIFA chính thức công nhận AFF Cup là giải đấu chính thức với các trận đấu quốc tế hạng A và được tính điểm trên bảng xếp hạng FIFA với hệ số 5. Các trận đấu giao hữu thuộc FIFA Days có hệ số thông thường là 10.

Tính đến hiện tại, AFF Cup đã có 14 lần được tổ chức. Song mới chỉ có 4 đội bóng từng lên ngôi vô địch. Thái Lan đứng đầu với 7 lần, Singapore 4 lần, Việt Nam 2 lần và Malaysia 1 lần. Lần gần nhất vào năm 2022, Thái Lan lên ngôi vô địch sau khi vượt qua Việt Nam với tổng tỷ số 3-2 sau 2 trận chung kết lượt đi, lượt về.

Thái Lan là đội có bề dày thành tích nhất tại AFF Cup với 7 lần lên ngôi

Thái Lan là đội có bề dày thành tích nhất tại AFF Cup với 7 lần lên ngôi

Thể thức thi đấu của giải AFF Cup

Thầy trò Park Hang Seo vô địch AFF Cup vào năm 2018

Thầy trò Park Hang Seo vô địch AFF Cup vào năm 2018

Khu vực Đông Nam Á không có quá nhiều đội bóng như tại Euro, Copa America nên thể lệ cũng khá đơn giản. Đông Timor và Brunei thường là hai đội phải đá play off để giành tấm vé cuối cùng tại vòng chung kết.

Tại vòng bảng chung kết sẽ phân nhóm hạng dựa theo hạt giống nhằm sắp xếp sao cho mỗi bảng có sự cân bằng nhất định về trình độ. Tại AFF Cup 2022 thi đấu với thể thức sân nhà, sân khách với 10 đội bóng chia thành 2 bảng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ bước thẳng vào vòng bán kết, tiếp tục thi đấu 2 trận lượt đi và lượt về để giành vé vào trận chung kết.

Khác với nhiều trận chung kết ở các giải đấu khác, AFF Cup vẫn có lượt đi và lượt về. Luật bàn thắng sân khách có thể được hủy bỏ hoặc chọn tùy vào từng giải đấu và điều lệ của năm đó.

Đội tuyển Úc là thành viên của liên đoàn bóng đá Đông Nam Á từ năm 2014 nhưng không tham gia bởi trình độ hơn hẳn so với các đội bóng còn lại. Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore là những quốc gia góp mặt đủ tại 14 kỳ tổ chức trước. Brunei mới chỉ có 2 lần tham dự, Đông Timor khá hơn với 3 lần.

Bảng xếp hạng tổng thể ghi nhận Thái Lan đứng đầu khu vực Đông Nam Á tại AFF Cup với 179 điểm. Việt Nam xếp ngay sau với 145 điểm, Indonesia 131 điểm và Malaysia 117 điểm. Chiếc cúp AFF Cup vẫn là giấc mơ với nhiều đội tuyển quốc gia chưa từng một lần đăng quang. Có thể thấy sự chênh lệch và phân nhóm khá lớn trong nhiều năm qua dù trình độ giữa các đội tuyển đang có xu hướng xích lại gần nhau hơn.

Lời kết

Với nhiều đội tuyển quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, AFF Cup chính là sân chơi cao nhất được hướng tới, quy tụ nhiều cá nhân xuất sắc. Các fan hâm mộ Việt Nam cũng coi đây là lễ hội bóng đá khi được đắm chìm cảm xúc, theo dõi từng bước chân của đội tuyển quốc gia thi đấu. Hy vọng giải đấu sẽ ngày càng phát triển, thu hút được lượng lớn người từ các khu vực khác ngoài Đông Nam Á.


 Vương Hạ Linh
Vương Hạ Linh là Co-Founder & Editor của Xoilac, Vương Hạ Linh là một trong những chuyên gia hàng đầu về soi kèo, nhận định, dự đoán kết quả các trận đấu bóng đá. Những bài viết về thể thao của bà được độc giả đón nhận và tin tưởng bởi tính chính xác cao cùng với những phân tích chuyên sâu, bổ ích.

Không có bình luận nào!

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.